Trang

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Full HD Cửu Âm Chân Kinh (1993)


Cửu Âm Chân Kinh




Cửu âm chân kinh ( (chữ Hán giản thể: 九陰真經, chính thể: 九陰真經, latin hóa: Jiu Yin Zhen Jing)) là tên gọi của một bộ sách võ công, xuất hiện trong bộ Xạ điêu tam khúc của nhà văn Trung Quốc Kim Dung.
tên tiếng Anh: The mystery of the condor heroes
tên gốc: xạ điêu chi cửu âm chân kinh
số tập: 20
ngày phát sóng trên TVB: 19/4/1993
năm phát hành ở VN: 1993
giám chế: 
diễn viên:

Khương Đại Vệ - Đông Tà Hoàng Dược Sư
Lương Bội Linh - Thánh Nữ Phụng Hằng
Trương Trí Lâm - Trần Huyền Sanh
Quan Bảo Tuệ - Mai Nhược Hoa
Liêu Khải Trí - Châu Bá Thông
La Lạc Lâm - Tây Độc Âu Dương Phong
Vương Vỹ - Nam Đế Đoàn Chí Hưng
Lưu Đan - Bắc Cái Hồng Thất Công

Tóm tắt: 


Tương truyền bí kíp võ công đệ nhất thiên hạ Cửu Âm Chân Kinh có liên quan đến bức tranh của Cái Bang & Thánh Nữ của Sát Mãn Giáo, ai ai cũng muốn chiếm đoạt... Đông Tà Hoàng Dược Sư trên đường nảy sinh tình cảm với thánh nữ nhưng vì phụ hoàng ,Thánh Nữ gạt bỏ tình riêng quay về Sát Mãn Giáo.

Đứng trước cơ hội giành lấy Cửu Âm Chân Kinh. 4 đại cao thủ Đông Tà - Tây Độc - Nam Đế - Bắc Cái ngang tài ngang sức nhau. Trước tình thế này Vương Trùng Dương Trương chân nhân đã mở ra "Hoa Sơn Luận Kiếm". Ai là người chiến thắng sẽ đoạt được Cửu Âm Chân Kinh. Cuối cùng Cửu Âm Chân Kinh do Trương Chân Nhân cất giữ, trước khi chết ông giao lại cho sư đệ Châu Bá Thông với di ngôn không để ai đọc được Cửu Âm Chân Kinh.

Trần Huyền Sanh là đệ tử của Thiết Chưởng Môn, vì hiểu lầm Đông Tà Hoàng Dược Sư giết chết sư bá quyết chí trả thù, lại cùng Mai Nhược Hoa đệ tử của Tây Độc kết nên tình oan gia... Về sau cơ duyên cả 2 trở thành đệ tử của Đông Tà.

Trải qua nhiều biến cố Dược Sư & thánh nữ đã được ở bên nhau ở Đào Hoa Đảo, nhưng thánh nữ bị trúng độc, Dược Sư vì muốn cứu thánh nữ, truyền hết chất độc vào người, chỉ có cách luyện Cửu Âm Chân Kinh mới phá giải được.

Âu Dương Phong uy hiếp Mai Nhược Hoa buộc Trần Huyền Sanh đánh cắp Cửu Âm Chân Kinh. Sau khi luyện thành Tây Độc lần lượt tính món nợ cũ với Đông Tà, Nam Đế & Bắc Cái

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét